Thursday, December 5, 2024

Hướng đến 100% người dân Việt Nam được chăm sóc sức khỏe và an toàn tài chính trọn đời

tuyển dụng tca
HomeKiến thức bảo hiểm7 điều cần chú ý khi mua bảo hiểm nhân thọ

7 điều cần chú ý khi mua bảo hiểm nhân thọ

Mua bảo hiểm nhân thọ như thế nào là đúng và đủ? Hãy tham khảo 7 điều cần chú ý khi mua bảo hiểm nhân thọ dưới đây ( Tác giả: Lã Thị Minh Yến- TCA)
“”Sau một thời gian làm về mảng bảo hiểm và qua tiếp xúc với Khách hàng, Yến nhận thấy ít người hiểu tường tận hợp đồng mình tham gia và không biết hợp mình tham gia như vậy đã hợp lý chưa. Lúc đầu Yến cũng vậy, vô cùng băn khoăn không biết nên tham gia thế nào cho hợp lý đây. Bài viết này giúp cho KH đã có hợp đồng rồi tự kiểm tra hợp đồng của mình tham gia như vậy đã đúng và đủ chưa và đặc biệt các bạn lần đầu tham gia bảo hiểm tham khảo cũng rất hữu ích:
1. Đối tượng được bảo hiểm: Ưu tiên tham gia cho người trụ cột đem lại thu nhập cho gia đình, tham gia bảo hiểm cho những người phụ thuộc(bố, mẹ, con) khi người trụ cột đã được bảo vệ hoặc người trụ cột bị từ chối bảo vệ vì không đủ điều kiện sức khoẻ.
2. Phí bảo hiểm: 10-20% thu nhập để vẫn đảm bảo ngưỡng an toàn về mặt tài chính không ảnh hưởng đến các kế hoạch tài chính khác trong gia đình và đảm bảo nộp phí đều đặn, kỷ luật trong thời gian khoảng 10-25 năm.
Ví dụ thu nhập của bạn là 100 triệu/năm thì bạn tham gia ở ngưỡng 10-20 triệu/năm tùy thuộc vào thực tế: độ tuổi, tình trạng sức khoẻ, nghề nghiệp, tài chính gia đình…
3. Quyền lợi bảo hiểm: Một hợp đồng bảo hiểm đảm bảo cả quyền lợi sống (nằm viện, phẫu thuật, bệnh hiểm nghèo, Thương tật toàn bộ vĩnh viễn, Mất khả năng lao động, tai nạn cá nhân…) và quyền lợi tử vong. Vì theo thực tế chỉ trả quyền lợi cho KH thì các quyền lợi sống thường sử dụng nhiều hơn quyền lợi chết.
4. Số tiền bảo hiểm (STBH) hay còn gọi là giá trị sinh mạng:
Nên bảo vệ 5-10 năm thu nhập của bạn vì theo 1 nghiên cứu là cần có 5 năm để người thân của mình ổn định lại cuộc sống nếu người trụ cột không đem lại thu nhập nữa.
Ví dụ: thu nhập của bạn là 100 triệu/năm STBH là từ 500-1 tỷ VNĐ.
5. Thời gian bảo vệ dài: Đã xác định tham gia bảo hiểm là bảo vệ không phải gửi tiết kiệm hay đầu tư sinh lãi trong thời gian ngắn vì vậy Hợp đồng đầu tiên có thời gian bảo vệ càng dài càng tốt vì lúc đó mình đủ điều kiện về sức khỏe được công ty bảo hiểm đồng ý bảo vệ và còn trẻ (phí thấp).
Ví dụ KH tham gia bảo hiểm bảo vệ đến năm 50 tuổi, tại thời điểm 50 tuổi muốn tham gia tiếp thì có 2 khả năng 1 là vẫn được bảo vệ nhưng phí cao hoặc 2 là bị từ chối vì lý do sức khỏe.
Các hợp đồng sau có thể xem xét tùy thuộc vào kế hoạch tài chính của gia đình.
6.Khi nào nên có thêm hợp đồng bảo hiểm?
– Khi thu nhập tăng, muốn tạo lập thêm các quỹ dự phòng và gia tăng các quyền lợi, các dịch vụ chăm sóc y tế đáp ứng giá trị bản thân.
– Khi trách nhiệm tăng: trước đây độc thân giờ đã lập gia đình, trước đây làm công ăn lương giờ vậy vốn ngân hàng mở công ty…
– Tính thời đại của sản phẩm: tính thời đại thể hiện ở chỗ như điện thoại trước đây chỉ cần nghe gọi là được rồi nhưng giờ thì cần chụp ảnh, vào internet, cài được các ứng dụng, chơi game… Ở sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, ví dụ hợp đồng thời kỳ đầu có bảo hiểm có thể chỉ có duy nhất quyền lợi tử vong nhưng hiện nay sản phẩm bảo hiểm có thêm các quyền lợi hỗ trợ bằng tiền mặt chi phí nằm viện, phẫu thuật, chữa bệnh hiểm nghèo, mất khả năng lao động…
– Vì ở phía trên ta mới bảo vệ 5-10 năm thứ nhập để đảm bảo an toàn về mặt tài chính, nên khi thu xếp được tài chính trong gia đình bạn có thể cân nhắc tham gia thêm để gia tăng quyền lợi và tích lũy đảm bảo khi về già bạn có cuộc sống an nhàn, độc lập về mặt tài chính khi bản thân không tạo ra thu nhập được nữa.
7. Loại trừ bảo hiểm:
Điều khoản loại trừ được đặt ra nhằm mục đích cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm từ chối bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm (còn gọi là giải quyết quyền lợi bảo hiểm) trong các trường hợp được luật kinh doanh bảo hiểm cho phép. Vì vậy để có các quyền lợi được nói đến trong mục (3) ở trên bạn cần đọc kỹ điều khoản loại trừ tức là khi nào bạn không được chi trả.
Ví dụ: với quyền lợi nằm viện có 1 số công ty loại trừ chi trả khi nằm viện do bị tiền đình, dạ dày chẳng hạn. Nhưng có công ty không loại trừ khi nằm viện do những bệnh trên…
Kết luận: Trên đây là kinh nghiệm cá nhân của Yến, mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp. Trong giới hạn một bài viết này không thể nói hết những điều Yến muốn chia sẻ để giúp mọi người hiểu rõ hơn. Nên nếu mọi người cần cứ inbox hoặc cafe trao đổi thoải mái nhé
Xem thêm:  Bảo hiểm nhân thọ có kỳ hạn là gì?
RELATED ARTICLES

Bài viết phổ biến